Lên kế hoạch để nâng trình tiếng Anh

Làm sao để học tiếng Anh giỏi?
Làm thế nào để nói tiếng Anh lưu loát?
Đây là câu hỏi chung chung và khó có thể cho bạn một lời giải cụ thể.

Lời khuyên của chúng tôi là hãy lập cho mình một kế hoạch cụ thể và phù hợp để bản thân có thể tuân theo.
Tại sao cần phải lên kế hoạch học tiếng Anh?

Lên kế hoạch là việc không khó nhưng không phải ai cũng thực hiện. Kế hoạch không chỉ là một danh sách những việc cần làm, nó còn là động lực giúp bạn tập trung và có định hướng trong việc học tiếng Anh. 
Tuy nhiên, mỗi bạn lại có những lý do khác nhau trong việc mong muốn giỏi ngoại ngữ. Ví dụ, một bạn muốn học để trở thành phiên dịch, một bạn khác chỉ muốn học để có thể đọc được tạp chí cho vui.
Vấn đề gì sẽ xảy ra khi 2 bạn có nhu cầu và mong muốn khác nhau lại học cùng một lớp, cùng một tài liệu? Thực tế, các chương trình tiếng Anh được thiết kế “dành cho mọi bạn”, nó khá tốt trong việc cung cấp cấp kiến thức nền tảng, nhưng không phải là tốt nhất. Để học được một cách tốt nhất, bạn cần có kế hoạch cụ thể hơn cho bản thân. 
Những bạn không có kế hoạch rõ ràng thường chỉ giữ được hứng thú trong một khoảng thời gian ngắn. Họ sẽ nhanh chóng chán nản, thậm chí bỏ cuộc. Những bạn có kế hoạch cụ thể học nhanh hơn, tốt hơn. Và điều đó làm cho những bạn không có kế hoạch cảm thấy kém cỏi, thất vọng về bản thân, dẫn đến không còn động lực học tập. 
Tại sao bạn không thể học tiếng Anh?
Rất nhiều bạn đăng ký các khóa học tiếng Anh trực tuyến, nó khá rẻ và hấp dẫn. Tuy nhiên rất ít trong số họ đạt được kết quả. Một số bạn lại chọn cách đăng ký lớp học mà bạn bè của họ đã học, mua những sách bạn bè đã mua, làm tất cả những việc họ nhìn thấy bạn bè làm … nhưng kết quả vẫn không khả quan. Gần như 90% số bạn bỏ cuộc trước khi họ có thể nói tiếng Anh được ở mức độ cơ bản. Vì vậy, thay vì chỉ làm những gì bạn khác làm, hãy tìm hiểu bạn muốn gì trước, cái gì phù hợp với bạn và cái gì không phù hợp.
Việc đó được giải quyết thông qua việc lập một kế hoạch rõ ràng. Một kế hoạch rõ ràng bắt đầu bằng một mục tiêu rõ ràng, cụ thể và có thể đạt được (mục tiêu không thể đạt được không gọi là mục tiêu – nó là một thứ viển vông). Điểm thứ 2 một kế hoạch tốt là nó phải giúp được bạn trong việc kiểm soát bản thân, theo dõi sự tiến bộ cũng như rút ra được những kinh nghiệm và sai lầm. 
“Một cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng những bước đi đầu tiên”. Bước đi đầu tiên càng vững chắc, bạn càng có khả năng đi được xa.
Bước 1: Thiết lập mục tiêu
Có bao giờ bạn đi du lịch mà không biết điểm đến không? Tất nhiên là không. Hầu hết mọi bạn đều biết nơi họ muốn đến, và mua một chiếc vé máy bay sẽ giúp họ nhanh đến nơi hơn. Cũng giống như việc gấp rút đăng ký học tiếng Anh với những lời hứa hẹn “giỏi tiếng Anh sau 3 tuần!”. 
Thực tế, không một ai có thể giỏi tiếng Anh sau 3 tuần, không một ai cả. Giỏi là một tính từ quá chung chung – ai cũng muốn mình giỏi, nhưng rất ít bạn mong muốn cụ thể mình giỏi cái gì và giỏi ở mức độ nào.
Có rất nhiều câu hỏi dạng như “làm thế nào để học tốt tiếng Anh?”, “làm thế nào để nói tiếng Anh?” hoặc “bạn có thể học tiếng Anh không?”. Đó là những câu hỏi rất tệ. Câu hỏi “làm thế nào?” là câu hỏi không thể trả lời được trước khi bạn trả lời được câu hỏi “để làm gì?” (hay “tại sao?”). “Bạn học tiếng Anh để làm gì?”; “Tại sao bạn muốn học tiếng Anh?” Trả lời được câu hỏi đó sẽ giúp bạn xác định được mục tiêu, hiểu rõ động cơ của bản thân. Biết được lý do tại sao muốn học tiếng Anh sẽ giúp bạn định hình những việc cần làm để đi đến đích. 
Tại sao bạn muốn học tiếng Anh?
Nếu biết rõ điểm đến của mình, bạn sẽ đạt được nhanh hơn. Vậy nên, việc đầu tiên hãy viết ra mục tiêu, viết ra lý do tại sao lại chọn mục tiêu đó? Làm như thế nào để đạt được nó? Hãy cứ viết ra, có thể chưa hoàn chỉnh, nhưng ít ra chúng ta có cái để sửa. Nó tốt hơn rất nhiều với việc không làm gì cả.
Những lý do thông thường của việc học tiếng Anh là:
• Sử dụng để đi du lịch nước ngoài, cần học cách giao tiếp cơ bản
• học để đạt điều kiện lấy bằng cao học
• học để lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế phục vụ việc du học
• học để trở thành dịch giả
• hoặc đơn giản học vì muốn tìm hiểu và cảm nhận một ngôn ngữ mới
• …
Bạn có mục tiêu giống hoặc gần giống như vậy không? Hãy xác định càng cụ thể càng tốt. 
Thật ra, không quá quan trọng bạn học tiếng Anh vì mục đích gì. Có bạn sẽ cho rằng học để cảm nhận và tìm hiểu một ngôn ngữ mới là điều “vớ vẩn”. Không phải vậy, bất kỳ lý do nào cũng tốt, miễn nó đủ mạnh để thúc đẩy bạn học tập. Hơn nữa, một khi đã biết nơi mình muốn đến, bạn có thể sẽ tìm ra cách đạt được nó nhanh hơn hoặc ít nhất tìm ai đó giúp đỡ bạn đạt mục đích. 
Bước 2: Tạo một kế hoạch học tập hoàn hảo. 
Bạn đã có mục tiêu để hướng đến, bây giờ việc cần làm là tạo ra một kế hoạch cụ thể để đi đến đích. 
Có rất nhiều phương pháp lập kế hoạch. Nhưng hôm nay Trung tâm Oxford English UK Vietnam muốn chia sẻ với bạn “phương pháp lập kế hoạch ngược”. 
Bắt đầu bằng mục tiêu cuối cùng, bạn hãy tự hỏi mình phải làm gì ngay trước đó, viết ra câu trả lời. Sau đó, tiếp tục đặt câu hỏi cần phải làm gì ngay trước việc bạn vừa viết ra. Cứ tiếp tục như vậy. Cuối cùng bạn sẽ có một kế hoạch cơ bản những gì cần phải thực hiện để đi đến thành công. 
Hãy tưởng tượng mình là một con kiến dưới gốc cây có nhiều cành to, phía cuối mỗi cành cây có một quả. Mục tiêu của bạn là hái được quả thành công đó. Nếu tìm đường lên từ gốc cây, bạn sẽ dễ bị lạc tại một ngã rẽ nào đó. Nếu tìm theo hướng ngược lại, bắt đầu từ trên xuống, bạn sẽ hạn chế được nhiều sai lầm. 
Bạn đã có mục tiêu, có phương pháp “lập kế hoạch ngược”, hãy bắt tay vào viết cho riêng mình một kế hoạch học tiếng Anh. Từng bước của quá trình học sẽ hiện ra cụ thể trong đầu bạn, bạn sẽ không còn rơi vào tình trạng không biết bắt đầu từ đâu. 
Bước 3 – xác định mốc thời gian cho những mục tiêu cụ thể
Bạn đã có mục đích cuối cùng, có những việc cần làm để đến được đích. Việc tiếp theo cần làm là chia nhỏ quá trình thành những mục tiêu ngắn hạn. Việc này rất quan trọng bởi nó giúp bạn kiểm soát được quá trình học của mình, đồng thời tạo động lực học tập về lâu dài.
Chỉ có 5% số bạn học tiếng Anh thực sự đạt được mục tiêu. Bởi họ biết họ cần làm những gì cụ thể trong từng thời điểm cụ thể, và giữ được động lực đi đến đích.
95% còn lại thường rơi vào tình trạng chán nản sau vài tuần học. Họ bắt đầu học rất hứng khởi, tuy nhiên nhanh chóng rơi vào trạng thái lo lắng và bối rối vì không thấy mình tiến bộ. Họ học tập không có khoa học, mỗi thứ một chút tùy hứng, không có mục tiêu ngắn hạn để hướng tới, họ cứ học với mong muốn lờ mờ là “trở nên giỏi tiếng Anh”. Sau vài tuần học rất nhiều thứ, có thể mỗi thứ biết thêm một chút nhưng không rõ ràng. Họ không biết mình học được thêm bao nhiêu từ mới, bao nhiêu mẫu câu, … vì họ không đặt ra mục tiêu ngắn hạn để kiểm soát quá trình học. Kết quả sau vài tuần họ vẫn không thể “giỏi tiếng Anh”, dẫn đến chán nản và bỏ cuộc. 
Đặt mục tiêu ngắn hạn
Mỗi bạn có một năng lực học tập khác nhau, có bạn sinh ra đã có năng khiếu về ngôn ngữ, nhưng phần lớn là không. Việc học tiếng Anh nằm trong khả năng của tất cả mọi bạn, tuy nhiên chúng ta cần phải biết cách làm cho đúng. 
Việc học giống như việc leo núi. Bạn lúc nào cũng có thể nhìn thấy đỉnh núi, nhưng giữ vững ý chí leo lên đến đỉnh là một chuyện khác. Nếu cứ nhìn ngọn núi và đi, đi một đoạn, đi tiếp một đoạn nữa, thêm một đoạn nữa, … vẫn thấy ngọn núi rất xa, bạn sẽ nhanh chóng nản chí. Thay vì vậy hãy đặt mục tiêu là 1 cái cây cách chỗ bạn không xa. Bạn đến được chỗ cái cây, mặc dù ngọn núi vẫn còn xa nhưng bạn biết rằng mình đã đi được một đoạn, một quãng đường rõ ràng và cụ thể, một sự tiến bộ có thể đo được và cảm nhận được. Cứ như vậy, đặt mục tiêu là 1 cái cây tiếp theo và đi.
Bằng việc đặt ra những mục tiêu ngắn hạn, bạn có thể kiểm soát được sự tiến bộ của mình. Đồng thời, mỗi khi đạt được mục tiêu, bạn sẽ có thêm động lực để đi tiếp. Giải quyết những mục tiêu ngắn hạn bạn sẽ đạt được mục tiêu trung han, đạt được nhiều mục tiêu trung hạn bạn sẽ đạt được mục tiêu dài hạn. Nếu lúc nào cũng giữ được sự chăm chỉ và lòng quyết tâm bạn chắc chắn sẽ đến được đích. 
Phương pháp lựa chọn mục tiêu ngắn hạn
Nếu đặt mục tiêu quá thấp, bạn sẽ lãng phí thời gian và không tận dụng hết khả năng của bản thân. Nếu đặt mục tiêu quá cao, bạn sẽ bị áp lực, tệ hơn là gây chán nản nếu không làm được. Bí quyết ở đây là đặt ra mục tiêu, cố gắng hết sức, và điều chỉnh dần cho phù hợp. 
Ví dụ cụ thể cho việc đặt mục tiêu ngắn hạn.
• Thời gian học: 6o giờ 1 tháng, tương đương 2 giờ học 1 ngày.
• Tăng vốn từ: 35 từ mới 1 tuần, tương đương 5 từ 1 ngày.
• Tăng khả năng ngữ pháp: mỗi tuần 1 cấu trúc ngữ pháp mới. Bao gồm cả việc làm bài tập liên quan. 
• Tăng khả năng phát âm: mỗi ngày 15 phút học phát âm.
• Tăng kỹ năng đọc: Mỗi ngày đọc hiểu 1 đoạn văn tương đương với trình độ của bạn.
• Tăng kỹ năng nghe: Mỗi ngày nghe hiểu một bài hát hoặc một đoạn hội thoại. Danh sách bạn phải lập sẵn từ trước.
• Tăng kỹ năng nói: Mỗi ngày kể một câu chuyện bằng tiếng Anh. Độ dài và độ phức tạp tùy thuộc vào trình độ hiện tại của bạn.
• …
Trên đây là những ví dụ của việc đặt mục tiêu ngắn hạn, bạn có thể thay đổi hoặc sáng tạo tùy ý thích và khả năng của bản thân. 
Đừng lo lắng và xấu hổ khi đặt mục tiêu nhỏ, có thể bạn chỉ học mỗi ngày 3 từ mới, không sao cả. Miễn là giữ vững ý chí, làm đúng những gì mình đặt ra, việc bạn đến đích chỉ là vấn đề thời gian. Bởi việc học phụ thuộc vào khả năng và điều kiện thời gian của mỗi bạn, ví dụ các bạn sinh viên có thể học 2 giờ mỗi ngày, nhưng những bạn đã đi làm chỉ có thể học 1 giờ mỗi ngày thôi.
Mốc thời gian hợp lý cho các mục tiêu
Mục tiêu ngắn hạn nên đặt trong khoảng 1 tuần là hợp lý, nó không quá ngắn và cũng không quá dài. Mục tiêu trung hạn là 1 tháng. Mục tiêu dài hạn khoảng 3 đến 4 tháng. 
Ví dụ: Đặt mục tiêu học 1000 từ mới tiếng Anh. 
• Mục tiêu dài hạn: học 1000 từ tiếng Anh thông dụng.
• Mục tiêu trung hạn: học 300 từ tiếng Anh thông dụng.
• Mục tiêu ngắn hạn: học 70 từ tiếng anh thông dụng. 
Với việc đặt mục tiêu như trên, mỗi ngày bạn phải học 10 từ mới, mỗi tháng bạn học được khoảng 300 từ mới, mục tiêu 1000 từ mới của bạn sẽ đạt được trong khoảng 3 đến 4 tháng. Việc chia nhỏ mục tiêu sẽ giúp bạn đỡ áp lực của việc sợ hãi, đồng thời sẽ dễ dàng kiểm tra việc tiến bộ của mình. 1000 từ mới là cái gì đó rất ghê gớm và khó đạt, nhưng 10 từ mới sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. 
Vậy là bạn đã nắm rõ được hết tất cả những bước lập kế hoạch cho việc học tiếng Anh của mình. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn xác định được mục tiêu học tập rõ ràng, tự tạo được động lực cho bản thân, lên được thời khóa biểu rèn luyện cụ thể.
Trung tâm Oxford English UK Vietnam chúc các bạn học tốt!