3 TIPS HỮU ÍCH CHO BÀI THI IELTS LISTENING

IELTS Listening thực sự là một phần thi khắc nghiệt khi bạn phải đối mặt với nhiều giọng nói khác nhau. Trong bài viết này, OXFORD ENGLISH UK VIETNAM gửi đến bạn 3 tips để hoàn thành bài thi này một cách tốt nhất.


1. Làm quen với phần hướng dẫn trước khi làm bài:
Bất kỳ bài thi IELTS Listening nào cũng có mục hướng dẫn thí sinh trước khi vào đề thi. Phần hướng dẫn này cực kì quan trọng vì nếu không chú ý nghe, bạn có thể không hiểu nội dung nào của bài nói sẽ ứng với phần câu hỏi nào.
Ví dụ, bài nghe của bạn sẽ bắt đầu bằng lời giới thiệu: “IELTS Listening Test, section 1, you are hearing the conversation between two students Jane and Anna about the picnic. Listening carefully and answer questions 10 to 15”. Như vậy bạn đã biết trước nội dung chính của bài thi nghe: “cuộc hội thoại giữa hai sinh viên Jane và Anna về chuyến dã ngoại”. Bên cạnh đó, điều bạn cũng cần lưu ý đề đã cho giới hạn cho các câu hỏi là từ câu 10 tới câu 15.
2. Chú ý nắm vững dạng câu hỏi:
Cũng giống như việc làm quen với hướng dẫn câu hỏi, việc nắm chắc các dạng bài cũng rất quan trọng khi bạn thi Listening. IELTS Listening thường chỉ xoay quanh 5 dạng bài chính (trả lời câu hỏi ngắn, nghe và điền chỗ trống, gắn nhãn cho biểu đồ, trắc nghiệm, chọn đáp án đúng). Chỉ cần lướt qua đề bài là bạn có thể xác định dạng bài và phương pháp làm bài.
Ví dụ, section 1 của bài thi IELTS Listening thường sẽ chú ý vào phần điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nếu đã từng thi thử IELTS hoặc từng xem qua đề thi IELTS, các bạn biết rằng để làm dạng bài này, bạn cần nghe và bắt từ khóa chính (key words). Như vậy, bạn tránh được việc mất quá nhiều thời gian để đọc và phân tích đề để tìm cách làm. Phần thi bạn có thể gặp nhiều khó khăn nhất là các câu trắc nghiệm và câu hỏi ngắn trong section 3 và 4. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian nhiều hơn để đọc đến khi hoàn toàn hiểu đề của những dạng đề trên.
3. Đoán trước đáp án:
Bạn có thể dựa vào một số quy tắc về ngữ pháp để đoán trước được dạng từ của từ cần điền (ví dụ, sau động từ có thể là một trạng từ, trước danh từ thường là một tính từ …) . Nếu “nghiên cứu” kĩ hơn một chút, bạn còn có thể đoán trước được nội dung từ còn thiếu dựa vào từng dạng bài.
 
Ví dụ, trong section 1, các chỗ trống cần điền sẽ thường đơn giản là tên người, địa chỉ nhà, số điện thoại …Bạn có thể dự đoán trước các đáp án có thể để bắt âm dễ dàng hơn. Tương tự, khi đọc một số câu hỏi ngắn, bạn đã nắm bắt được bạn cần điền thông tin gì. Vì vậy, bạn hãy tập trung vào từ khóa xuất hiện trong câu hỏi khi nghe. Bằng cách này, khả năng bạn tìm được đáp án đúng là cao nhất. Với dạng trắc nghiệm, bạn nên học cách loại trừ các đáp án có khả năng thấp nhất nếu có thể, nó có thể là đáp án khác biệt hẳn so với 3 đáp án còn lại. Tuy nhiên, có nhiều câu hỏi bạn không thể dự đoán được vì các thông tin rất giống nhau. Khi đó, bạn buộc phải xác định sự khác biệt qua việc nghe hiểu thật tập trung để tìm ra đáp án đúng.
Thực hiên các tips này giúp cho bạn tránh mất thời gian quý giá trong phòng thi khi thi kỹ năng Listening. Hãy chuẩn bị tốt nhất cho kì thi căng thẳng sắp tới bằng cách nắm rõ các mẹo trên và luyện tập thường xuyên.