Kinh nghiệm khi phỏng vấn du học Mỹ

Mỹ là một quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới với rất nhiều trường đại học nổi tiếng như Havard University, Stanford University, California Institute of Technology… . Theo thống kê hàng năm, số lượng học sinh quyết định lựa chọn du học tại Mỹ luôn chiếm con số khá lớn so với việc du học tại các quốc gia khác. Vậy nhưng, để có thể hoàn thành ước nguyện đi du học Mỹ thì không phải là chuyện dễ dàng. Tấm vé quyết định để bạn có thể được đi du học hay không chính là những buổi phỏng vấn du học Mỹ. 


Để buổi phỏng vấn du học Mỹ diễn ra một các suôn sẻ, bạn cần phải ghi nhớ 3 điều cốt lõi nhất:

- Một là bạn thực sự muốn đi du học để học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân (không phải vì một mục đích khác)

- Hai là Bạn có đủ khả năng tài chính để chi trả cho học phí cũng như sinh hoạt phí khi được đặt chân lên nước Mỹ

- Ba là bạn có nguyện vọng trở về Việt Nam phục vụ cho đất nước sau khi đã học xong.

Dưới đây là một số chia sẻ giúp các bạn vượt qua được những khó khăn trong buổi phỏng vấn du học Mỹ:

1. Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tự tin.

Xác định rõ đối tượng mình sẽ tiếp xúc là viên chức Mỹ, chịu trách nhiệm phỏng vấn visa. Họ sẽ hỏi bạn những câu liên quan đến học tập, tài chính, dự định tương lai… bằng tiếng Việt  hoặc bằng tiếng Anh trong thời gian rất ngắn (3 -10 phút). Bạn hãy suy nghĩ theo hướng cuộc phỏng vấn như một cuộc trò chuyện mà người nói phải thuyết phục người nghe. Theo hướng như vậy trước hết chính các bạn sẽ có một tâm lý thoải mái hơn, bình tĩnh hơn và chắc chắn sẽ tự tin hơn. Tự tin đã là thành công 50% rồi đấy!

2. Trang phục gọn gàng, chỉnh tề.

Trang phục lịch sự để tạo ấn tượng tốt. Bạn biết rõ là ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng, họ chỉ có vài phút tiếp xúc với bạn nhưng sẽ quyết định hoàn toàn buổi phỏng vấn du học Mỹ của bạn. Vậy nên hãy để họ có cái nhìn thiện cảm về bề ngoài chín chắn và đỉnh đạt của bạn.

3. Hãy lựa chọn giải pháp khôn ngoan

Cố gắng luyện tập tiếng Anh tốt nhất để bạn có thể trình trình bày rõ ràng, súc tích, chính xác nhất những dự định và kế hoạch của mình tại Mỹ.

4. Kế hoạch học tập khoa học.

Hãy nêu kế hoạch học tập của bạn một cách ngắn gọn và rõ ràng để các viên chức trong buổi phỏng vấn du học Mỹ có thể cảm nhận được sự chân thành và tha thiết muốn đi du học của bạn trong từng lời nói.

 5. Kế hoạch rõ ràng, chi tiết và đầy tính thuyết phục

Hãy chuẩn bị để giải thích rõ ràng lý do trường đại học mà bạn chọn, ngành học mà bạn yêu thích và vì sao lại muốn đi du học mà không học tại Việt Nam. Tìm hiểu thật kỹ ngành học mà bạn sẽ theo đuổi trong suốt quá trình đi du học, những cái lợi mà bạn sẽ có được khi học ở Mỹ, dự định sau khi học xong, mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bạn tại Việt Nam… để thuyết phục viên chức trong buổi phỏng vấn du học Mỹ.

6. Chuẩn bị những lý do vững chắc và cụ thể nhất

Tại sao bạn lại chọn Mỹ để đi du học chứ không phải là một quốc gia nào khác…dự định về chỗ ở trong khi học, đi lại, tài chính cho du học như thế nào, đã chuẩn bị gì cho cuộc sống xa nhà… Nên chủ động trong câu trả lời, ví dụ họ hỏi bạn “Bạn qua Mỹ làm gì?”, thì họ không hề muốn nghe câu trả lời của bạn chỉ đơn giản là “Tôi qua Mỹ để du học”, mà một câu trả lời sẽ ăn điểm sẽ là “Tôi qua Mỹ để học ngành ABC, vì tôi có một niềm đam mê từ ngành ABC ở VN, tôi đã tìm hiểu và học về ngành này, nay qua Mỹ tôi muốn tiếp tục được học ngành ABC”. 

7. Chứng minh bạn sẽ quay về nước sau khi học xong

Hãy cho họ thấy rằng đất nước của bạn rất tốt, rất đẹp và phát triển thất đấy, nhưng bạn sẽ trở về Việt Nam, với những lý do hết sức thuyết phục của mình. Hãy cho họ biết rằng bạn còn có nhiều sự ràng buộc tại Việt Nam như các mối quan hệ gia đình, họ hàng, tài sản mà bạn sẽ sỡ hữu từ ba mẹ bạn hoặc một tương lai xán lạn ở Việt Nam mà bạn không thể chối từ.

8. Tài chính minh bạch và đầy đủ.

Hồ sơ xin visa du học được đánh giá cao khi có thông tin tài chính đầy đủ, rõ ràng, kiểm chứng được, có nguồn gốc rõ ràng. Tình trạng tài chính của gia đình sẽ là yếu tố đầu tiên để được xét duyệt và làm cho phỏng vấn du học Mỹ thành công bước đầu. Gia đình bạn phải trình bằng chứng cho thấy họ làm ăn khá giả, có đủ tiền trả học phí và những chi phí khác cho bạn khi học và sống ở Mỹ, tình trạng tài chính của gia đình đủ để tác động bạn trở về quê hương sau khi việc học hoàn tất. 

9. Và khi buổi phỏng vấn du học Mỹ của bạn không đạt được kết quả như mong muốn

Bị từ chối cấp visa không có nghĩa là con đường du học Mỹ của bạn đã kết thúc vĩnh viễn, nếu lần sau bạn đã thay đổi được các vấn đề còn vướng mắc như chứng minh được tình hình tài chính đã ổn định hơn, lý do đi du học thuyết phục hơn… thì hãy tiếp tục đăng ký xin phỏng vấn du học Mỹ.